Sử dụng màng tự dính, màng khò nóng hay các hóa chất chống thấm chất lượng cao được xem là cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả triệt để toàn diện.
Hệ thống công trình phụ như nhà vệ sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống sinh hoạt của bất cứ gia đình nào. Hay các đơn vị, tổ chức nào có con người hoạt động.
Tuy nhiên, đi cùng với nó thì đây cũng là khu vực dễ phát sinh nhiều vấn đề rắc rối nhất. Và điều đó mang đến không ít những phiền toái cho con người trong khi sử dụng.
Điển hình như tình trạng thấm dột nhà vệ sinh. Không chỉ khiến khu vực WC kém đẹp mà còn kèm theo những rủi ro về chất lượng công trình. Hay vấn đề an toàn trong sử dụng.
Chính vì thế, một phương pháp xử lý chống thấm nhà vệ sinh triệt để toàn diện là vô cùng cần thiết.
Hình ảnh chống thấm nhà vệ sinh bị thấm dột
Nguyên nhân tại sao nhà vệ sinh hay bị thấm dột
Trong thực tế, vấn đề nhà vệ sinh mà đặc biệt là sàn nhà vệ sinh bị thấm dột không phải là điều hiếm gặp.
Bởi lẽ ngay từ khâu thiết kế thi công. Cho đến các hoạt động sử dụng nhà vệ sinh. Chúng đều mang đến những nguy cơ khiến công trình này bị thấm ẩm.
Sau đây, chúng ta cùng điểm qua một số nguyên nhân khiến cho nhà vệ sinh hay bị thấm dột. Cụ thể như:
+ Là bộ phận gần nhất với hệ thống đường ống cấp thoát nước. Do đó, thường đối mặt với nguy cơ nước rò rỉ, ngấm ngược xuyên tường, xuyên sàn.
+ Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đều gắn liền với nước. Việc tiếp xúc và chịu tác động thường xuyên này dễ dẫn đến thấm dột.
+ Đặc thù khí hậu của Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều. Chính vì thế, các công trình luôn chịu tác động không nhỏ từ độ ẩm cao trong không khí. Đó cũng là một nguyên nhân khiến cho vấn đề thấm dột thêm phần nghiêm trọng.
+ Công trình chưa tiến hành xử lý chống thấm nhà vệ sinh trước đó. Hoặc đã tiến hành xử lý chống thấm nhà vệ sinh song hiệu quả không cao, không triệt để.
+ Thi công ẩu, chất lượng công trình không đảm bảo dễ phát sinh thấm dột, xuống cấp.
Đây hoàn toàn không phải là những vấn đề hiếm gặp. Nói một cách khác, nguy cơ thấm dột nhà vệ sinh luôn ở mức cao.
Chính vì thế, việc tìm ngay một giải pháp xử lý chống thấm toilet triệt để là yêu cầu tiên quyết.
Sàn nhà vệ sinh bị thấm nghiêm trọng
Đánh giá kiểm tra hệ thống nhà vệ sinh trước khi chống thấm
Để xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả triệt để nhất. Trước khi tiến hành chúng ta cần kiểm tra hệ thống công trình.
Sau khi đã có những đánh giá nhất định về thực trạng. Chúng ta sẽ có được định hướng về cách xử lý chống thấm dột nhà vệ sinh hiệu quả tối ưu cho từng trường hợp.
Các vị trí cần chú ý kiểm tra như:
+ Cống thoát nước sàn: Đây là vị trí dễ phát sinh thấm dột nhất. Nếu quá trình thi công khiến miệng cống không được đảm bảo. Nước sinh hoạt có thể ngấm qua miệng cống, thấm vào mao mạch của công trình.
+ Mặt sàn nhà vệ sinh: Bề mặt sàn thường được lát gạch. Tuy nhiên, nếu việc lát gạch không được kín. Độ dốc sàn không đảm bảo cho nước thoát nhanh chóng. Hay có vị trí hỏng hóc nào đó. Thì đây đều là những lưu ý quan trọng khi chúng ta đang cần xử lý chống thấm dột sàn nhà vệ sinh.
+ Hệ thống đường ống nước: Xem có khả năng bị rò rỉ, hay nứt vỡ không.
+ Nước mưa: Nước mưa có thể thấm từ bên ngoài qua chân tường, vào bên trong. Điều này đe dọa trực tiếp an toàn của toàn bộ công trình. Chứ không riêng gì nhà vệ sinh.
Cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả triệt để nhất
Hiện nay, theo kinh nghiệm của một đơn vị thi công chống thấm sàn toilet thấm nước nhiều năm. Chúng tôi đánh giá cao 2 phương pháp xử lý có thể áp dụng để giải quyết tình trạng này. Bao gồm:
Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
Cách 1: Xử lý chống thấm nhà vệ sinh triệt để bằng màng chống thấm
Xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm chia ra làm 2 giải pháp.
- Thứ nhất: Dùng màng tự dính
- Thứ hai: Dùng màng khò nóng chống thấm nhà vệ sinh
Đây là 2 loại vật liệu chống thấm tốt nhất cho hiệu quả ngăn nước gần như tuyệt đối. Chính vì thế, với các công trình luôn đối mặt với nguy cơ thấm dột nghiêm trọng như nhà vệ sinh. Thì đây là lựa chọn thường được cân nhắc đầu tiên.
Ưu điểm của phương pháp chống thấm dột nhà vệ sinh bằng màng chống thấm:
+ Hiệu quả ngăn nước triệt để toàn diện
+ Tuổi thọ cao, lâu năm
+ Thi công nhanh chóng trong thời gian ngắn
Sau đây là quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
Sử dụng phương pháp màng khò nóng dày 3mm hoặc 4mm
Nguyên lý chống thấm: Nguyên lý của phương pháp này đó là làm sạch bề mặt, quét lớp lót Primer gốc bitum và khò để nhựa bitum lỏng thấm đều vào bề mặt sàn rồi lăn màng chống thấm. Sau đó trát xi măng cát để bảo vệ lớp màng.
Nguyên lý chống thấm của phương pháp màng khò nóng
Các bước cụ thể trong quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần thi công chống thấm
- Đảm bảo bề mặt sạch sẽ, không còn bụi bẩn hay bám dầu mỡ, …
- Các chỗ lồi lõm cần được đục bỏ và trát lại bằng phẳng bằng vữa pha trộn phụ gia
Bước 2: Sử dụng đèn khò khí gas để làm nóng mặt sàn trước khi thi công chống thấm
Bước 3: Tiến hành quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn
Bước 4: Dùng máy khò nóng đốt bề mặt tấm trải cho nhựa bitum chảy lỏng đều rồi dính xuống mặt sàn, đốt chảy lỏng đến đâu thì lăn màng đến đó.
Hình ảnh thi công màng khò nóng chống thấm sàn nhà vệ sinh
Bước 5: Tại những chỗ cổ ống cần dán kỹ để tránh nước thấm quanh cổ ống. Tốt nhất nên sử dụng gioăng trương nở để quấn xung quanh tránh bị nước rò rỉ ra.
Bước 6: Tại các chân tường thì dán lên cao khoảng 15 – 20 cm để đảm bảo cho vị trí tiếp giáp giữa sàn và chân tường được khít, không còn kẽ hở gây thấm dột.
Bước 7: Sau khi thi công dán màng khò nóng xong thì tiến hành trát lớp xi măng cát lên bề mặt để bảo vệ lớp màng chống thấm.
Sàn nhà vệ sinh đã được chống thấm hoàn thiện
Cách 2: Xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng Sika
Bên cạnh các loại màng chống thấm được sử dụng. Thì hóa chất chống thấm như Flintkote, sika,… cũng là lựa chọn phù hợp cho hoạt động xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh triệt để.
Là vật liệu chống thấm dạng lỏng. Các loại hóa chất chống thấm có khả năng thẩm thấu khá tốt và tạo tinh thể liên kết vững chắc cho công trình.
So với hoạt động chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm. Thì giải pháp này được đánh giá là dễ thực hiện hơn. Bên cạnh đó, nó còn được công nhận bởi nhiều ưu điểm như:
+ Hiệu quả xử lý tối ưu, bền vững
+ Lớp màng chống thấm tồn tại vĩnh cửu cùng công trình
+ Độ bền cao
Sau đây là quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika
1/ Vật liệu sử dụng chống thấm gồm có
- Sikatop Seal 107: Vữa chống thấm và bảo vệ đàn hồi
- Sikaflex Construction: Chất chám nhét khe đàn hồi
- Sikagrout 214-11: Vữa rót không co ngót
- Sikatilebond Gp: Keo vữa dán gạch nền nhà
- Sika Tile Grout: Vữa trám khe gạch
Sikatop Seal 107 gồm 1 can nước 5kg và 1 bao bột 20kg. Dùng để thi công lên bề mặt vữa và bê tông để ngăn chặn thấm nước.
Sikaflex Construction để bơm trám khe loại 600ml. Chúng ta sẽ bơm xung quanh cổ ống thoát sàn nhà vệ sinh. Loại 600ml có thể bơm được 6m dài
Vữa gốc xi măng không co ngót Sikagrout 214-11 với bao bột 25kg dùng để chống thấm cổ ống. 1 bao 25kg cho khoảng 13.1 lít vữa để rót
Keo vữa dán gạch Sika Tilebond GP bao 25kg có bột màu xám, chúng ta sẽ trộn với nước. 1 bao 25kg dán được khoảng 7 – 8 m2 với độ dày tối thiểu là 2 mm
Sika Tile Grout: Vữa trám khe gạch
Hình ảnh sơ đồ chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika
2/ Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh
Bước 1: Vệ sinh, làm sạch bề mặt
- Đảm bảo bề mặt thi công sạch sẽ, không dính dầu mỡ, tạp chất.
- Nếu có yêu cầu về tạo dốc thì thi công Sika Latex TH trên bề mặt bê tông (Sika Latex TH pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:1 và trộn với bê tông)
Hình ảnh: Sika Latex TH
Bước 2: Tiến hành bơm Sikaflex Construction AP xung quanh cổ ống thoát sàn nhà vệ sinh
Hình ảnh bơm Sikaflex Construction AP
Bước 3: Rót vữa Sikagrout quanh khu vực cổ ống đã được bơm Sikaflex Construction AP
Hình ảnh rót vữa Sikagrout
Chú ý: Trước khi thi công SikatopÒ Seal 107, bề mặt phải bão hòa nước nhưng không được đọng nước
Bước 4: Trộn SikatopÒ Seal 107:
- Đổ từ từ thành phần bột vào thành phần lỏng được chứa sẵn trong một thùng sạch
- Dùng khoan trộn điện khuấy đều với tốc độ thấp
- Bắt đầu thi công SikatopÒ Seal 107 lớp 1 bằng bay hoặc bằng cọ với định mức là 2kg/m2/lớp.
- Chờ khoảng 4 giờ để lớp thứ nhất khô, rồi tiến hành quét lớp thứ 2
- Chờ khoảng 12 giờ để lớp thứ 2 khô, sau đó thi công ốp dán gạch bằng Sikatilebond Gp
Bước 5: Thi công ốp gạch, lát nền nhà vệ sinh bằng vữa dán gạch Sikatilebond Gp
- Dùng 5 phần Sika® Tilebond GP với 1 phần nước (theo khối lượng).
- Trộn đều bằng bay tay. Với khối lượng trộn lớn thì dùng cần trộn điện ở tốc độ thấp
- Thi công với bay răng cưa cắt chữ “V” cho gạch nhỏ.
- Thi công với bay răng cưa cắt hình vuông cho gạch lớn.
Hình ảnh thi công ốp gạch sàn nhà vệ sinh bằng Sikatilebond Gp
Bước 6: Thi công trám khe gạch bằng Sika Tile Grout
- Cho bột vào nước sạch và trộn cho đến khi đạt được độ sệt giống như kem
- Phải đảm bảo hỗn hợp không bị lợn cợn
- Dùng chổi, bàn chải hay là miếng bọt biển đưa vữa vào trong khe khô (Không cần phải làm ẩm khe trước khi thi công Sika Tile Grout )
- Dùng mẩu gỗ bé để nén vữa xuống khe
- Dùng miếng bọt biển ẩm để bỏ hết vữa dư thừa trên mặt gạch
- Khi đã khô lấy miếng vải khô để đánh bóng lại
Liên hệ tư vấn hỗ trợ
CÔNG TY CHỐNG THẤM SỐ 1 HÀ NỘI
Trụ sở: 15/198 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 1: 468 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Cơ sở 2: 39/129 Thiên Hiền, Mỹ Đình 2, Hà Nội
Cơ sở 3: 14/559, Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 4: 113/456 Nguyễn Văn Cừ – Long Biên – Hà Nội
Cơ sở 5: 88/466 Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội
Cơ sở 6: 146 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
Cơ sở 8: 1126 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội